Ở quãng thời gian này, tuyển Việt Nam có nhiều sự thay đổi trong đó xuất hiện tới hơn nửa đội hình còn rất trẻ nhưng cũng khiến Iraq vất vả trong việc tiến đến khung thành của Văn Lâm.
Và tuyển Việt Nam cũng không hẳn dở trong hiệp đấu đầu tiên khi chơi ít chạm, kiểm soát bóng một cách khá bình tĩnh đúng ý đồ từ BHL thay vì hoảng loạn, kể cả nhiều tình huống bị Iraq cướp bóng rồi dứt điểm.
Với một đội hình rất trẻ và phải đối đầu với đối thủ sở hữu tới 9 người chơi bóng ở châu Âu việc tuyển Việt Nam cầm chân Iraq tới tận những phút cuối chắc chắn rất đáng khen.
... nhưng là chưa đủ
Kết quả là tiếc nuối, nhưng nhìn vào thế trận, số cơ hội… hay ngắn gọn hơn là đẳng cấp, rõ ràng Iraq xứng đáng rời Mỹ Đình với 3 điểm.
Đẳng cấp tuyển Việt Nam hay của các cầu thủ chưa đủ để có thể chơi sòng phẳng hoặc ngang ngửa với Iraq là điều ai cũng thấy, nên đòi hỏi kết qủa tốt hơn là hơi quá.
Không chỉ có vậy, nền tảng thể lực và đặc biệt kinh nghiệm cũng là một sự chênh lệch quá lớn giữa đôi bên nên thất bại xảy đến những phút cuối có khi cũng còn là may nếu nhìn cơ hội mà Iraq có trong trận, đặc biệt ở hiệp 1.
Có thể thấy, tuyển Việt Nam thất bại không xuất phát từ những quyết định dùng, thay người từ ông Troussier mà nên gói gọn ở câu chuyện đẳng cấp.
Những điều này đang được chiến lược gia người Pháp nỗ lực thay đổi và kết quả cũng có thể nhìn thấy ông Troussier đang đi đúng hướng với quyết định táo bạo, mới mẻ trong cách xây dựng con người, lối chơi cho tuyển Việt Nam.
Và khi dựng lên một công trình, chắc chắn phải xuất phát từ nền móng và cần nhất là thời gian để hoàn thiện.
(Xem thể thao đỉnh cao trên FPT Play, tại https://fptplay.vn)
Mong Bộ Giáo dục có hướng dẫn cụ thể hơn
Gia đình tôi vô cùng mừng rỡ khi cách đây 2 ngày, Bộ GD-ĐT có công văn số 68 về việc hướng dẫn chuyển đổi môn học tự chọn, cụm chuyên đề học tập cấp THPT.
Tìm mỏi mắt trong công văn hướng dẫn chỉ thấy có câu: 'Trong trường hợp đặc biệt, học sinh có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập, hiệu trưởng xem xét quyết định và báo cáo Sở GD-ĐT'.
Băn khoăn như thế nào được gọi là trường hợp đặc biệt để được đổi tổ hợp chọn môn, tôi hỏi nhưng ban giám hiệu nhà trường cũng không trả lời được.
Như vậy, nếu hướng dẫn như công văn 68 của Bộ GD-ĐT thì các trường không có căn cứ để quy định trường hợp cụ thể cho học sinh được đổi tổ hợp chọn môn vào cuối năm học.
Là một người mẹ có con đang chịu tác động của đổi mới giáo dục, tôi mong Bộ GD-ĐT ban hành hướng dẫn cụ thể hơn các trường hợp được chuyển tổ hợp chọn môn và cho học sinh có thể chuyển tổ hợp từ khi kết thúc học kỳ I.
Không chỉ tôi mà nhiều phụ huynh khác đều băn khoăn, tại sao Bộ không cho phép học sinh được chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập vào cuối học kỳ I, khi học sinh nhận ra không phù hợp hoặc đuối sức mà phải đợi đến cuối năm học?
Thực tế, nếu được chuyển sớm sẽ bớt những khó khăn cho học sinh trong quá trình bổ sung kiến thức và nhà trường cũng đỡ áp lực khi hỗ trợ học trò.
Bởi ngoài học bổ sung, học sinh còn phải học các môn học khác, ngay cả khi nhà trường có giải pháp hỗ trợ nhưng học 'cuốn chiếu' một môn học trong một năm cũng không dễ khi các con chỉ có 2 tháng hè.
Rồi khi bố trí người dạy riêng cho một vài học sinh cũng đồng nghĩa phát sinh thêm giờ, thêm tiết cho giáo viên và khoản phát sinh này phụ huynh phải trả hay ai trả?
Tôi đề nghị Bộ GD-ĐT sớm có hướng dẫn cụ thể với vấn đề này để đảm bảo quyền lợi cũng như nguyện vọng cho con em chúng tôi.
Minh Thanh
Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên học sinh lớp 10 triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 (Chương trình 2018), sách giáo khoa (SGK) mới. Năm nay học sinh lớp 10 học các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, nội dung giáo dục của địa phương. Ngoài ra, mỗi học sinh sẽ chọn 4/9 môn học tự chọn: Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ công, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật. |